Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ thay đổi môi trường học tập?
Thay đổi môi trường học tập là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của các bạn học sinh. Quá trình này còn khó nhằn hơn khi nó gắn với sự thay đổi trong tâm sinh lý của các bạn. Vì vậy tại thời điểm thay đổi này, các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm tới con cái hơn. Bài viết này trường THPT Tây Âu sẽ giúp các quý vị phụ huynh tìm ra những việc nên làm khi đứng trước ngưỡng cửa thay đổi của con.
1. Những vấn đề con trẻ thường gặp khi chuyển cấp lên lớp 10
Alt: Các bạn học sinh sẽ gặp khó khăn trong hòa nhập vào môi trường học tập mới
1.1. Chưa hòa nhập được với môi trường học tập mới
Chuyển cấp lên lớp 10 là một bước quan trọng đối với học sinh. Bởi vì đây là năm đầu tiên của học sinh trong cấp trung học phổ thông. Chuyển từ trường THCS sang trường THPT có thể gặp nhiều khó khăn đối với những bạn chưa quen với môi trường học tập mới.
Chẳng hạn như căng thẳng và stress ở học sinh mới. Các bạn có thể cảm thấy buồn chán, cô đơn và bị cô lập trong môi trường học tập mới. Nếu không được giải quyết kịp thời, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của học sinh. Theo báo cáo được công bố hồi tháng 6/2022 của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc) cho thấy rằng những học sinh cảm thấy ít gắn kết với trường học có tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn.
Việc không hòa nhập được còn ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng giao tiếp của học sinh. Chỉ cần cảm thấy ngần ngại hoặc không tự tin, dù nhiều hay ít. Nó sẽ làm các bạn không muốn tham gia vào các hoạt động trong lớp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng giao tiếp và phát triển xã hội của học sinh suy giảm.
1.2. Chương trình học nặng hơn
Alt: Chương trình học lớp 10 năng hơn so với THCS
Việc chuyển cấp có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh. Vì nếu không thể hòa nhập tốt, các bạn sẽ khó tập trung trong lớp học. Từ đó dẫn đến việc không theo kịp kiến thức và yêu cầu học tập của lớp 10. Mà lớp 10 vốn có chương trình học nặng và là kiến thức nền tảng cho kì thi đại học. Nếu kiến thức nền không vững các bạn sẽ khó học lên cao và sau này sẽ tốn nhiều thời gian để lấy lại gốc.
1.3. Tâm sinh lý của con có sự chuyển biến
Tâm sinh lý của con cái thay đổi là vấn đề đáng quan tâm của các bậc phụ huynh. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của con ở hiện tại mà còn ở tương lai. Các nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em có nhiều khó khăn về tâm sinh lý trong thời thơ ấu có nguy cơ cao hơn về các vấn đề tâm lý và thể chất khi trưởng thành.
2. Vì sao phụ huynh nên quan tâm con trong giai đoạn này?
Alt: Các bạn học sinh cần sự quan tâm của phụ huynh khi tới môi trường học tập mới
Tâm sinh lý của con cái ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của cả gia đình. Nếu con cái có các vấn đề tâm sinh lý, như trầm cảm, điều này có thể ảnh hưởng đến cả gia đình. Bậc phụ huynh cũng có thể cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm lý của con cái. Nhưng nếu không quan tâm từ sớm, họ sẽ không biết làm thế nào để giúp đỡ.
3. Phụ huynh nên làm gì để đồng hành cùng con?
3.1. Dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe con
Trong thời gian thay đổi này có thể nhiều phụ huynh sẽ cảm thấy “ngợp” vì không phản ứng kịp. Dẫn tới những bất đồng giữa con cái và cha mẹ vì có ít sự thấu hiểu với nhau hơn. Bài nghiên cứu trên của UNICEF cũng chỉ ra rằng cha mẹ thường thiếu kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần thông thường và sự phát triển bình thường của trẻ.
Dù vậy nhưng con cái luôn cần sự lắng nghe và động viên từ phụ huynh. Việc này sẽ thúc đẩy sự tự tin và trưởng thành của con. Ngoài ra còn giúp các bạn cảm thấy bản thân được yêu thương và chấp nhận. Nhờ đó mà tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Vì vậy phụ huynh không những nên dành thời gian thời gian trò chuyện cùng con mà còn cần khéo léo và tế nhị để ý đến cảm xúc của con.
Xem thêm: “Bật mí” các yếu tố giúp cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
3.2. Chủ động quan tâm việc học tập của con trên trường
Alt: Phụ huynh nên chủ động quan tâm về một ngày ở trường của con như thế nào?
Đa số các bạn trẻ đều có nhu cầu được chia sẻ và thấu hiểu rất lớn, đặc biệt là với người thân trong gia đình. Những cuộc trò chuyện đời thường là cơ hội để xây dựng mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa cha mẹ và con cái. Từ đó tạo ra một môi trường gia đình tình yêu thương, ủng hộ và an toàn cho trẻ.
Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý là khi quan tâm tới việc học của con cần tránh tạo áp lực cho việc học của con. Hãy để nhà là nơi trú ẩn an toàn của tất cả mọi thành viên trong gia đình, đừng biến nó thành lò ép con cái phải đạt thành tích cao.
Xem thêm: Cha mẹ nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực trong học tập của con cái?
3.3. Tạo điều kiện cho con tham gia hoạt động ngoại khóa trên trường
Đây là biện pháp giúp các bạn học sinh mới chuyển cấp có thể hòa nhập nhanh nhất vào môi trường mới. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các bạn có nhiều cọ xát với cuộc sống xung quanh hơn. Cấp 3 là thời điểm mà các bạn phải suy nghĩ về tương lai và bắt đầu có những định hướng phát triển. Tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa sẽ giúp con bạn khám phá sở thích, niềm đam mê và khả năng của bản thân.
3. Tổng kết
Việc làm cha mẹ luôn đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh không ngừng. Tuy nhiên, việc đọc thêm các kiến thức về chăm sóc và quan tâm đến con cái ở giai đoạn dậy thì sẽ giúp cha mẹ nắm được những thông tin hữu ích và áp dụng chúng vào thực tế, giúp cho quá trình nuôi dưỡng con cái trở nên dễ dàng hơn. Cập nhật kiến thức mới nhất về chăm sóc con cái ở giai đoạn này tại mục “Tin tức” của THPT Việt Âu.